Thứ Ba, 13 tháng 11, 2018

Thành thạo Facebook Audience Insights cho người mới

Đối với những ai đã tìm hiểu về chạy quảng cáo Facebook, chắc chắn đều sẽ biết đến Facebook Audience Insights. Tuy đây là một công cụ giúp bạn chạy quảng cáo Facebook hiệu quả hơn nhưng chưa nhiều người hiểu rõ các tính năng và sử dụng thành thạo được nó. Bài viết dưới đây mình sẽ viết dựa trên góc độ của một người mới biết đến công cụ này hoàn toàn nhưng những ai chưa nắm rõ một số tính năng cụ thể nào đó cũng có thể xem qua để củng cố thêm kiến thức của mình.


Facebook Audience Insights là gì?

Facebook Audience Insights (AI) là một công cụ giúp bạn chạy quảng cáo Facebook hiệu quả. Nó sẽ giúp bạn nắm được sở thích của khách hàng tiềm năng, về giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, thu nhập,…

Từ đó, bạn sẽ nắm được rõ ràng về chân dung của khách hàng, và bắt đầu chạy quảng cáo Facebook hướng đến họ dựa trên những thông tin mà Audience Insights đã cung cấp cho bạn.

Bây giờ bạn hãy theo dõi từng bước hướng dẫn cụ thể sau để biết cách sử dụng tốt công cụ này.

Truy cập vào Facebook Audience Insights

Cách 1:

Trước tiên đăng nhập vào tài khoản Facebook Business của bạn. Ở đây mình sẽ hướng dẫn các bạn với giao diện Audience Insights ở ngôn ngữ tiếng Việt. Vì vậy trước khi bắt đầu các bạn có thể thay đổi ngôn ngữ hiển thị trong Audience Insights bằng cách vào phần Cài đặt doanh nghiệp Trình quản lý doanh nghiệp trong tài khoản Facebook Business của mình.


 Bạn nhìn xuống phía dưới, góc phải màn hình sẽ thấy một chỗ ghi ngôn ngữ bạn đang dùng, như của mình đang là English (US). Bạn bấm vào đó và thay đổi ngôn ngữ là xong.


Gõ trực tiếp “Audience Insights” (Tiếng Anh) hoặc “Thông tin chi tiết về đối tượng” (Tiếng Việt) vào ô tìm kiếm trong giao diện tài khoản Business.
Facebook Audience Insight

Cách 2: 

Tìm trong Trình quản lý doanh nghiệp.
Facebook Audience Insight

Ở phần Kế hoạch, bạn chọn “Thông tin chi tiết về đối tượng” như hình mình đã khoanh đỏ.

Cách 3: 

Bạn truy cập vào https://www.facebook.com/ads/audience-insights/ để truy cập trực tiếp vào Audience Insights.

Facebook Audience Insights cho bạn biết thông tin gì?

Ban đầu khi mới truy cập vào giao diện của Audience Insights, sẽ xuất hiện 1 bảng để bạn chọn đối tượng tổng quan.

Mọi người trên Facebook: Bạn sẽ lựa chọn tất cả người dùng trên Facebook để nghiên cứu về họ. Tất nhiên, những người này sẽ là khách hàng mới chưa từng tương tác của bạn, bạn chưa có bất kỳ thông tin gì về họ.
Người mới thì nên chọn mục này để bắt đầu, hoặc bạn tắt bảng này đi, Facebook sẽ tự hiểu là bạn chọn mục này.

Người đã kết nối với Trang của bạn: Bạn sẽ nghiên cứu trên tệp khách hàng đã tương tác với Fanpage của bạn. Đây là những khách hàng cũ và họ đã biết đến sự tồn tại của bạn.

Đối tượng tuỳ chỉnh: Mục này cho bạn nghiên cứu sâu hơn về tệp khách hàng đã có sẵn của bạn.

Nếu bạn đã có danh sách khách hàng trước đó, bạn có danh sách email, độ tuổi, giới tính của khách hàng về chủ đề bạn nghiên cứu thì mục này dành cho bạn. Bạn sẽ đào sâu hơn về sở thích của họ, giúp tiếp cận khách hàng mục tiêu tốt hơn.

Khi bạn lựa chọn mục Đối tượng tùy chỉnh sẽ có bảng nghiên cứu sâu hơn hiện ra dưới đây


Cột bên trái chính là nơi chúng ta sẽ tuỳ chỉnh các thông số, các đặc điểm của đối tượng mà bạn muốn nhắm đến. Mình sẽ giải thích cụ thể từng mục để bạn có thể hiểu rõ nó là gì và cách sử dụng như thế nào.

Đối tượng tuỳ chỉnh (Custom Audience): Ở mục này nếu bạn đã có sẵn danh sách khách hàng tiềm năng trước đó, bạn có thể up lên cho Audience Insights phân tích hành vi người tiêu dùng. Từ đó, biết đâu bạn sẽ có ý tưởng quảng cáo tiếp theo thì sao?

Địa điểm (Location): Nơi mà bạn muốn nghiên cứu đến nhóm khách hàng ở địa điểm này. Có thể là 1 quốc gia, thành phố, khu vực...

Tuổi (Age): bạn có thể nghiên cứu độ tuổi khách hàng từ 18 – 64 tuổi.

Giới tính (Gender): cả nam và nữ hoặc chỉ 1 trong 2.

Sở thích (Interests): Đây là mục khá quan trọng. Bạn sẽ nhập trực tiếp từ khoá mà bạn muốn nghiên cứu vào mục này.

Kết nối (Connection): Những người đã từng tương tác với Fanpage hoặc ứng dụng của bạn.

Nâng cao (Advanced):
Đây là một số thiết lập nâng cao, bạn có thể tùy chỉnh để công cụ có thể xác định được đối tượng tiếp cận rõ ràng, cụ thể hơn.
  • Hành vi (Behaviors): những người thích đi du lịch, người Việt sống ở nước ngoài, người làm chủ doanh nghiệp, người thích hàng giá trị cao…Có rất nhiều loại hành vi trong mục này, bạn có thể tự tìm hiểu thêm.
  • Ngôn ngữ (Language): ngôn ngữ của khách hàng.
  • Tình trạng quan hệ (Relationship Status): độc thân, hẹn hò, đã đính hôn,..đều có đủ.
  • Học vấn (Education): trường trung học, trường đại học, ngay cả cao học cũng có thể tiếp cận được.
  • Công việc (Job Titles): văn phòng tại nhà, nhỏ hoặc công ty.
  • Tài chính (Financial): nhắm đến thu nhập và giá trị tài sản.
  • Nhà ở (Home): liên quan đến nhà cửa, và cả giá trị của ngôi nhà bạn cũng target được.
  • Phân khúc thị trường (Market Segments): Phả hệ, có thể chia theo tôn giáo, tín ngưỡng luôn.
  • Cha mẹ (Parents): Tình trạng gia đình, con cái, vợ chồng, vợ đang mang thai hoặc theo độ tuổi của con cái.
  • Chính trị (Politics): chính trị, việc hoạt động chính trị, theo các Đảng,..
  • Sự kiện trong đời (Life events): chia theo người ở xa gia đình, xa quê hương, hoặc sắp đến sinh nhật.
  • Người sở hữu thiết bị (More Categories): lọc theo các thế hệ thiết bị di động…

Tiếp theo, chúng ta sẽ đi đến phần nghiên cứu về các đặc tính khách hàng mà Audience Insights sẽ liệt kê cho bạn.

Lưu ý: Tất cả những chỉ số bên dưới sẽ thay đổi dựa theo các yếu tố ở cột bên trái mà mình đã trình bày. Mình trình bày ở dưới là hoàn toàn theo mặc định, chưa hề thay đổi thông số nào của Audience Insights.

Nhân khẩu học (Demographics)

Bạn sẽ nắm được thống kê về độ tuổi kèm theo giới tính. Dựa vào đây, bạn sẽ biết khách hàng của mình tập trung nhiêu ở phân khúc nào.


Mình có khoanh đỏ 1 dòng cho bạn, đó chính là lượng khách hàng mà bạn đang nghiên cứu. Bạn chú ý là họ ký hiệu hơi lạ một chút:

150m - 200m: 150 -200 triệu người, chữ m là viết tắt của milion.

150K - 200K: 150-200 nghìn người.

Bạn sẽ thấy trong trường hợp này, khi mình để mặc định và chưa nhập bất kỳ sở thích nào vào. Người dùng Facebook 48% là nam, 54% là nữ. Độ tuổi chiếm nhiều nhất ở cả hai giới tính này là 25-34 tuổi.

Số lượt thích trang (Page Liked)

Bên cạnh mục Nhân khẩu học sẽ là Số lượt thích trang. Mục này sẽ cho bạn biết về các Fanpage mà tệp khách hàng tiềm năng của bạn đã tương tác. Khi chạy quảng cáo bạn nhớ quan sát mục này, nếu càng ngày các Fanpage trong mục này có xu hướng liên quan đến nhau nhiều hơn, tất cả các Fanpage đều hướng đến 1 chủ đề mà bạn đang nghiên cứu, thì công việc của bạn đang rất tốt.

Tiếp theo, bảng dưới sẽ lọc ra cho bạn những Fanpage được tương tác tốt và liên quan mà bảng trên đã liệt kê.





Ở bảng này, bạn cần lưu ý một thứ rất quan trọng đó là chỉ số Mối quan hệ (Affinity). Nếu bạn chọn các sở thích ở cột bên trái sao cho chỉ số Affinity ngày càng cao, tức là bạn chọn đối tượng tiếp cận càng chuẩn.
Tổng kết
Với những hướng dẫn ở trên về Facebook Audience Insight mình tin là đã có thể giúp những bạn mới tham gia chạy quảng cáo Facebook hiểu về công cụ này và biết cách biến công cụ thành một trợ thủ đắc lực cho bạn trong việc kinh doanh của bản thân.

Ngoài ra các bạn có thể tìm hiểu thông tin về khóa học Facebook marketing ở đây: https://hocvienmarketingonline.blogspot.com/2014/10/khoa-hoc-facebook-marketing-mien-phi.html

HỌC VIỆN MOA CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét