Thứ Tư, 21 tháng 11, 2018

Học và thực hành quy trình SEO cho người mới


SEO là một trong những công cụ rất phổ biến đối với người kinh doanh online và người làm Marketing. Vậy nếu là người mới kinh doanh, đang làm Marketing và mới bắt đầu tìm hiểu về SEO, bạn sẽ làm những gì và nên bắt đầu từ đâu để thực hành quy trình SEO hiệu quả?

Mình đã từng là một người mới nên mình hiểu rất rõ người mới bắt đầu tìm hiểu về SEO là rất gian nan. Bởi lẽ, việc tìm kiếm và tra cứu thông tin về SEO trên các trang mạng sẽ cho ra rất nhiều kết quả khác nhau, đa dạng và không biết đâu là thật, đâu là giả.

Vì vậy trong bài viết này mình sẽ trình bày quy trình SEO cho người mới và các bước thực hành rõ ràng và dễ hiểu nhất trong khả năng của mình để các bạn nắm được rõ ràng nhất.

Từng bước học và thực hành quy trình SEO cho người mới
Học và thực hành quy trình SEO đơn giản cho người mới

Quy trình SEO tổng quan

Một quy trình SEO tổng thể chia làm 2 hình thức cơ bản là SEO Onpage và SEO Offpage
SEO Onpage và SEO Offpage cho người mới
Hai hình thức chính của SEO

1. SEO Onpage

SEO Onpage tức là bạn sẽ thực hiện các hoạt động SEO trên trang website của mình nhằm tối ưu hóa website thân thiện với các thuật toán của các công cụ tìm kiếm như Google, Bing và Yahoo.
Quy trình SEO Onpage cho người mới
Quy trình SEO Onpage
 SEO Onpage sẽ bao gồm:
  • Nghiên cứu từ khóa (Keywords): Đây là công việc đầu tiên và định hình cho chiến lược SEO của bạn. Tại sao nó lại quan trọng như vậy? Hãy hiểu như thế này, nếu khi kinh doanh truyền thống việc bạn cần làm là nghiên cứu thị trường, khách hàng đang có nhu cầu và quan tâm điều gì, họ đang gặp vấn đề gì, đối thủ của bạn đang cung cấp được gì... là xong, thì với kinh doanh online mọi thứ sẽ được thể hiện ở từ khóa. Bạn cần thêm bước tiếp theo là xác định "từ khóa phù hợp" từ những thông tin trên. Khách hàng của bạn search từ khóa gì, các bài viết của đối thủ có chứa những từ khóa nào và thỏa mãn cho khách hàng chưa? Xác định “từ khóa phù hợp” và tạo ra những nội dung tiếp thị tốt xoay quanh từ khóa đó là một bước đi quyết định đến sự thành bại của một chiến lược SEO. 
  • Tạo cấu trúc website (Web structure): Tạo một cấu trúc website mạnh mẽ là một trong những phần quan trọng giúp SEO website hiệu quả. Có một điều rất đơn giản đó là khi cấu trúc website của bạn thu hút người dùng thì nó cũng thu hút các công cụ tìm kiếm. Thực tế thuật toán Google đánh giá kém những trang web có tỉ lệ thoát trang cao. Và ngược lại khi người dùng tìm thấy một trang web mà họ thích, tức là một trang web có cấu trúc tuyệt vời từ nội dung đến hình ảnh thiết kế... dẫn đến tỷ lệ bounce rate thấp (tỷ lệ thoát trang thấp) và tỷ lệ ở lại trên trang lâu hơn. Do đó, cấu trúc website hợp lý và chính xác có thể giúp giảm tỷ lệ thoát trang và cải thiện thời gian ở lại trên trang, điều này dẫn đến xếp hạng website của bạn sẽ được cải thiện.
  • Thiết kế web đúng tiêu chuẩn W3C (W3C validation): W3C là viết tắt của World Wide Web Consutirum, đây là 1 chuẩn phổ biến được các nhà thiết kế web lựa chọn khi thiết kế website cho SEO? Tại sao nên theo chuẩn W3C? Thứ nhất, website của bạn sẽ được Google tin tưởng hơn, giảm thiểu khả năng Google nghĩ rằng trang web của bạn chứa mã độc hại. Thứ hai, website của bạn sẽ tương thích với nhiều trình duyệt phổ biến hiện nay như Google Chrome, Firefox, Opera... giúp cho website hiển thị tốt như bạn mong muốn, tốc độ tải trang nhanh hơn, dễ dàng nâng cấp sửa chữa, hiển thị tốt trên thiết bị di động...
  • Tối ưu thẻ HTML (Meta/Title Tag): Bạn có thể xem hình bên dưới để hiểu thẻ title (thẻ tiêu đề) và thẻ meta discription (thẻ mô tả) sẽ xuất hiện như thế nào khi người dùng tìm kiếm. Ngoài 2 thẻ trên còn có các thẻ H2, thẻ H3, thẻ URL, thẻ tag... cũng được gọi chung là các thẻ HTML. Mục đích khi bạn thiết lập các thẻ này là làm sao để giúp Google xác định nội dung của bài viết liên quan đến điều gì, và giúp cho trang web của bạn có thể xuất hiện trên bảng kết quả tìm kiếm khi người dùng “hỏi thăm” Google.
Tối ưu thẻ meta description, thẻ title, thẻ HTML cho người mới
Tối ưu thẻ title và thẻ meta
  • Tối ưu hóa hình ảnh/video (Image/Video Optimization): Đối với những website có nhiều hình ảnh và video thì thứ hạng của nó cũng cao hơn những website không có. Bài viết chứa hình ảnh, video hay âm thanh thường cung cấp cho khách hàng thông tin trực quan, sinh động và chúng đòi hỏi họ phải dành thêm thời gian xem thứ bạn cung cấp trong audio, video... Điều này gián tiếp giúp bạn tăng tỉ lệ thời gian khách ở lại trên trang. Một số yếu tố bạn nên tìm hiểu và tối ưu như là: thuộc tính Alt, chú thích, kích thước hình ảnh và video của bạn... Nội dung hình ảnh/video cũng giúp cho các công cụ tìm kiếm xác định chính xác nội dung bài viết của bạn và đề xuất cho người dùng.
  • Tạo sitemap XML (Site map creation): Hiểu đơn giản thì sitemap là sơ đồ tổng thể website của bạn. Sitemap bao gồm 2 loại là HTML cho người dùng và XML cho các công cụ tìm kiếm. Hình ảnh bên dưới là trang web có sitemap HTML cho người dùng. Khi nhìn vào sitemap bạn biết rằng website bên dưới có 6 mục chính, và có thể có các mục nhỏ, người dùng sẽ dễ dàng chọn thông tin phù hợp với mình. Còn sitemap XML là các dòng code để các công cụ tìm kiếm có thể hiểu được. Tạo sitemap XML giúp cho các công cụ tìm kiếm hiểu về cấu trúc của trang web, tần suất cập nhật nội dung của trang và trang nào được ưu tiên hơn trong kết quả tìm kiếm của người dùng.
Một website có sitemap HTML

2. SEO Offpage

Là tất cả những kỹ thuật bạn sử dụng bên ngoài trang web nhằm thông báo cho người dùng sự tồn tại của website của bạn và cải thiện thứ hạng tìm kiếm của website trên các công cụ tìm kiếm.
Quy trình SEO Offpage
Quy trình SEO Offpage
SEO Offpage gồm 3 việc chính là: Xây dựng liên kết trỏ về (backlinks), Đánh dấu trang (Bookmarking) và Truyền thông xã hội (Social Media)
  • Xây dựng liên kết trỏ về (Backlinks): Liên kết trỏ về là những liên kết xuất hiện ở các website khác nhau và khi người dùng click vào thì sẽ đưa họ về website của bạn. Hiểu đơn giản thế này, Google muốn đề xuất website của bạn cho người dùng tìm kiếm thì trước hết nó phải tìm hiểu xem website của bạn có đáng tin cậy không. Khi mà website của bạn được đề cập đến ở nhiều các website khác nhau thì Google hiểu rằng website của bạn chứa thông tin có giá trị nên mới được website khác tham khảo. Ngoài ra thì khi xuất hiện ở website khác, backlink cũng giúp bạn đem lại một lượng người truy cập nhiều hơn. Thường backlink sẽ xuất hiện ở các diễn đàn hay trang báo mạng có đông lượt truy cập của người dùng để quảng bá tốt hơn.
  • Đánh dấu trang (Bookmarking): Từ “bookmark” có lẽ sẽ quen thuộc với nhiều người. Khi mà chúng ta tìm thấy một trang web chứa nhiều thông tin giá trị và cần lưu lại để dễ tìm lại vào những lần sau chúng ta sẽ sử dụng chức năng bookmark và thông tin được ghim lại trên các trình duyệt khác nhau. Ở đây Bookmarking trong SEO là như thế nào? Hiện nay trên Internet có rất nhiều trang web cho phép người dùng lưu trữ online, người dùng sẽ tạo riêng một tài khoản để tiện lưu trữ và quản lý những trang thông tin giá trị mình cần, để tìm kiếm, sắp xếp và chia sẻ thông tin của họ dễ dàng hơn. Tận dụng điều này bạn cũng có thể tạo ra nhiều trang bookmark để chia sẻ những bài viết chất lượng của website của bạn, gắn thẻ nội dung rõ ràng nhằm mục đích quảng bá thương hiệu rộng rãi. Điều này cũng mang lại một nguồn traffic đáng nể cho site.
  • Truyền thông mạng xã hội (Social Media): Bao gồm những trang web chia sẻ được những hình ảnh (Flick), video (Youtube) và các mạng xã hội (Facebook, Google Plus...) cho phép người dùng xem, chia sẻ và tương tác, trao đổi với chủ post cũng như mọi người từ khắp mọi nơi. Những bài viết, bài chia sẻ hình ảnh, video được lấy nguồn từ website của bạn và có lượng like, share và tương tác lớn sẽ giúp các công cụ tìm kiếm đánh giá cao website của bạn. Đây có lẽ là yếu tố cực quan trọng ảnh hưởng đến thương hiệu website của bạn, vì hiện nay mức độ truy cập các trang mạng xã hội Facebook, Twitter, LinkedIn và Youtube thật sự rất lớn trên toàn thế giới.
Sau khi hiểu rõ về hai hình thức SEO, bây giờ chúng ta hãy cùng điểm qua các bước làm SEO cơ bản nhé

Các bước thực hành quy trình SEO cho người mới

Bước 1: Nghiên cứu từ khóa

Nếu bạn chịu đầu tư thời gian nghiên cứu từ khóa tốt và có bộ từ khóa hợp lý... thì bạn đã nắm chắc được 50% thành công rồi.

Để nghiên cứu từ khóa tốt thì bạn lại phải nghiên cứu thông tin về sản phẩm, khách hàng và đối thủ. Một số gợi ý như sau:

Sản phẩm:
Cần xác định điểm mạnh của sản phẩm hay dịch vụ bạn cung cấp là gì. Điểm mạnh của bạn vẫn có thể là điểm mạnh của đối thủ nên bạn cần xác định thêm điểm khác biệt của mình. Nhất định phải tìm ra điểm khác biệt của mình nếu không thì bạn sẽ không thể tồn tại và thành công trong môi trường đầy đối thủ cạnh tranh hiện nay.

Gợi ý: Khác biệt có thể là từ hình ảnh, câu từ quảng cáo, cách thức tổ chức của doanh nghiệp, Slogan của công ty... hoặc có thể là câu chuyện đằng sau việc tạo thành sản phẩm, sản phẩm của bạn muốn truyền tải thông điệp gì...

Khách hàng:
Cần phác họa rõ chân dung khách hàng của bạn là ai: đang đi học, đi làm, thu nhập bình quân, thói quen, hành vi, mối quan tâm....

Nghiên cứu và hiểu rõ khách hàng sẽ giúp bạn tập trung vào những từ khóa, nội dung mà khách hàng thường tìm kiếm quan tâm từ đó mới có thể SEO website bạn lên TOP nhanh chóng.

Đối thủ:
"Biết người biết ta trăm trận trăm thắng". Bạn cần phải tìm hiểu và học hỏi từ những đối thủ trong ngành. Hãy trả lời những câu hỏi sau để nghiên cứu được hiệu quả cao:
  • Website đối thủ thiết kế như thế nào?
  • Họ đang có từ khóa nào lên TOP? Họ đang SEO website như thế nào?
  • Nội dung và cách họ xây dựng viết content ra sao?
  • Học có sử dụng hình ảnh và video chưa? Họ đã tối ưu chúng ra sao? 
  • ......

Bước 2: Lập chiến lược SEO

Đây là lúc bạn ứng dụng kiến thức tổng quan về quy trình SEO ở bên trên. Ở SEO Onpage bạn sẽ tập trung vào những công việc nào trước tiên: Tạo cấu trúc website như thế nào cho thu hút?... Ở SEO Offpage cần xác định bạn sẽ xây dựng backlink hay tập trung vào truyền thông mạng xã hội?

Mỗi công việc sẽ mất thời gian bao lâu, nguồn lực hiện có của bạn ra sao, con người, nguồn kinh phí khoản bao nhiêu?
Kế hoạch càng cụ thể sẽ giúp cho bạn hình dung rõ về con đường mình đi và dễ dàng kiểm tra đánh giá.

Bước 3: Thực hành SEO Onpage

Lúc này là lúc bạn bắt tay vào làm. Công việc có thể là:
  • Xây dựng những bài viết chất lượng theo từ khóa đã chọn.
  • Tạo cấu trúc website tốt
  • Thiết kế website chuẩn W3C
  • Tối ưu hình ảnh/video/các thẻ
  • ....

Bước 4: Cải thiện hiệu quả với SEO Offpage

Bạn sẽ làm những công việc dựa trên kế hoạch đã đặt ra:
  • Xây dựng những backlink chất lượng? Chia sẻ ở diễn đàn, trang báo nào?
  • Chia sẻ ở mạng xã hội nào? Ra sao? Tạo tương tác như thế nào?
  • Chạy quảng cáo trên mạng xã hội (nếu có) để tăng tương tác theo kế hoạch
  • ....

Bước 5: Kiểm tra và đo lường, đánh giá

SEO là công việc dành cho những người kiên trì và luôn sẵn sàng giải quyết mọi vấn đề phát sinh để giúp website của mình lên TOP. Phần thưởng sẽ dành cho người cố gắng và không bỏ cuộc.

Trong quá trình SEO hãy thường xuyên kiểm tra xem từ khóa của mình đã có sự thay đổi thứ hạng chưa? Nếu kết quả vẫn chưa như ý thì ngay lập tức cần tìm hiểu xem tại sao lại như vậy?

Hãy liên tục học hỏi thêm để cải thiện khả năng kiến thức về SEO của bản thân qua những khóa học online phù hợp. Thành công sẽ với bạn đến sớm thôi.

Tổng kết

Với những chia sẻ về quy trình SEO cho người mới, mình hy vọng bạn có thể nắm vững kiến thức tổng quan về quy trình SEO và tự thực hành được. Nếu cần một người hướng dẫn giúp bạn nhanh chóng nắm bắt được công việc của SEO và tiết kiệm thời gian cho bạn thì bạn có thể tham khảo tham gia một khóa học về SEO tại Học viện MOA.

Ngoài ra bạn có thể đọc thêm bài viết cùng chuyên mục SEO tại đây: https://hocvienmarketingonline.blogspot.com/2018/11/cong-viec-cua-nghe-seo.html

HỌC VIỆN MOA CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét