Thứ Tư, 12 tháng 12, 2018

SEO Audit cần làm những gì ?


SEO Audit có lẽ không còn xa lạ với những người có cùng đam mê về lĩnh vực SEO, nhưng đối với những người chập chững tìm hiểu về lĩnh vực SEO có lẽ sẽ khó nhận biết được SEO Audit là gì ? Bài viết này mình sẽ giúp các bạn hiểu thêm về SEO Audit. Hãy tham khảo ngay nhé !

SEO audit cần làm những gì
SEO Audit, những việc cần làm.

SEO Audit là gì?


SEO Audit là công việc mà các chuyên gia SEO thường làm như xem xét, đánh giá và phân tích website của bạn và các đối thủ. Từ đó, đưa ra các phương pháp, kế hoạch và chiến lược ngắn hạn và dài hạn tối ưu nhất cho việc triển khai một dự án SEO thành công và mang tính lâu dài, bền vững.
Vậy, SEO Audit trên website là làm gì ?

Dưới đây là những khía cạnh bạn cần Audit website:


- Technical : những vấn đề liên quan đến kỹ thuật
- User Experience: trải nghiệm người dùng như thế nào
- Page-Level Optimization: tối ưu hóa cấp độ trang
- Backlinks: những vấn đề liên quan đến backlink
- Silo Structure: cấu trúc Silo
- Content: nội dung post, website.


Đây là những khía cạnh bạn cần Audit khi SEO. Thế giới về SEO Audit thì quá rộng lớn, vì vậy bài viết này mình chỉ đề cập đến khía cạnh Nội dung (Content). Mình sẽ nêu ra những vấn đề khi bạn thực hiện Audit Content.


Audit content
Audit content

#1 Content của bạn có hấp dẫn và mới lạ không? Chất lượng của bạn có đủ tốt để cạnh tranh với đối thủ chứ?

Điều đầu tiên mình muốn nhắc đến khi nói về nội dung đó chính là vẫn đề ngữ pháp, các bạn nên tối ưu tốt nhất về mặt ngữ pháp, nên sử dụng những từ ngữ dễ hiểu và đặc biết đừng sai chính tả nhé.

Nội dung phải sáng tạo, không trùng lặp, luôn cập nhật những thông tin mới nhất vào bài viết, chỉ có như vậy bạn mới có thể cạnh tranh sòng phẳng với những đối thủ bên ngoài. 

#2 Website bạn có những nội dung trùng lặp không?

Không nên có quá nhiều những bài viết nói về cùng một chủ đề, như vậy dẫn đến việc làm loãng trang web của bạn.

#3 Content của bạn có brokenlink chứ?

Broken link – Liên kết gãy, hay còn được gọi là link death – link chết, link breaking hoặc Link rot (linkrot), là một thuật ngữ mô tả một trạng thái của một liên kết siêu văn bản (hyperlink) trên một trang web, trỏ đến một trang web khác, một máy chủ hoặc một tài nguyên online nào đó đã vĩnh viễn không còn tồn tại trên internet. 

Nếu website của bạn có brokenlink, hãy cố gắng sửa chữa nó, thật khó chịu khi 1 đường dẫn trỏ đến một trang web vô hại phải không nào.

#4 Quảng cáo trên trang có nhiều không? 

Nếu bạn làm quảng cáo/google adsense, hãy cố gắng cân bàng giữa những post quảng cáo và nội dung bài viết, đừng để nó che lấp những nội dung mà người đọc cần biết. Nếu không cẩn thận nó sẽ làm ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng đối với trang web của bạn đó.

#5 Phần comment của bạn có những link spam?

Nếu có thời gian, bạn hãy lọc bỏ những link spam mà người dùng để lại trong website của bạn, điều này làm sạch sẽ trang web của bạn, tối ưu được nội dung tốt nhất đến với người đọc.

Công cụ SEO Audit


Công cụ miễn phí:

- Google search console: Cho phép quản trị web kiểm tra trạng thái lập chỉ mục và tối ưu hóa khả năng hiển thị của trang web của họ.
- Google analytics: Cho phép tạo ra các bảng thống kê chi tiết về khách đã viếng thăm một trang web.
- Bling Webmaster Tools: Là một công cụ hiệu quả giúp các webmaster cải thiện website của mình.
- Chrome developer tools: Là một bộ công cụ hỗ trợ rất nhiều cho các developers được tích hợp trong Google Chrome.

Công cụ SEO Audit
Công cụ SEO Audit


Công cụ nâng cao: 

- MOZ : Công cụ có chức năng đánh giá tổng thể về mặt độ uy tín, sức mạnh và chất lượng của website
- STAT: Công cụ có chức năng theo dõi thứ hạng từ khóa
- PichBox:Khả năng tiếp cận, quản lý chiến dịch và báo cáo
- Spyfu: Nghiên cứu từ khóa và phân tích cạnh tranh
- ahrefs:  Phân tích backlink, phân tích cạnh tranh
- Content King: Công cụ có chức năng theo dõi nộng dung hiệu quả.

Kết luận

Việc SEO Audit đóng vai trò rất quan trọng đối với trang web của bạn, nó sẽ giúp website của bạn vận hành trơn chu hơn. Đảm bảo hơn để phục vụ tốt đọc giả.

Trên đây là những khía cạnh bạn nên tối ưu khi SEO Audit Content, hy vọng với những chia sẻ này có thể giúp các bạn quản lý trang web hiệu quả hơn. Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết dưới đây:


0 nhận xét:

Đăng nhận xét